7 Cách Chọn Sáo Trúc, Mua Sáo Cho Người Mới Tập

7 Cách Chọn Sáo Trúc, Mua Sáo Cho Người Mới Tập

Cách Chọn Sáo Trúc Cho Người Mới Như Thế Nào. Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Mua Sáo Cho Người Mới Tập, Mới Bắt Đầu Chi Tiết Nhất

Chọn và mua sáo trúc cho người mới tập, mới bắt đầu học sáo phù hợp, đơn giản, dễ nhất, thổi hay nhất.

Kinh nghiệm chọn loại sáo, tone sáo dễ thổi nhất cho người mới tập thổi sáo. Hướng dẫn giảng dạy đầy đủ, chi tiết cho các bạn học viên mới tập thổi sáo.

Chọn và mua sáo trúc cho người mới tập, mới bắt đầu học sáo phù hợp nhất.
Chọn và mua sáo trúc cho người mới tập, mới bắt đầu học sáo phù hợp nhất.

Dù là mới tập chơi, các bạn cũng nên chọn cho mình một cây sáo tốt, chất lượng .

Tránh tình trạng của nhiều bạn khi mới tập thì mua rất nhiều sáo rẻ tiền, chưa được chuẩn âm.

Vì sau khi các bạn biết thổi một thời gian sẽ có ý định nâng cấp sáo và mua thêm nhiều sáo mới.

Hầu hết nhiều bạn sẽ nâng cấp sáo đắt hơn một chút một và tâm trạng cũng không được thoải mái.

Cứ như vậy chúng ta sẽ rất tốn thời gian và lãng phí. Bời vì sau này các bạn cũng chỉ cần dùng 1 đến 2 cây tốt nhất.

Vì vậy chúng ta nên mua một cây sáo chuẩn âm, chất lượng ngay từ đầu.  

Các bạn sẽ tránh được việc nâng cấp sáo liên tục, đỡ tốn chi phí và thời gian hơn.

Các dòng sáo trúc chất lượng dành cho người mới tập của hocthoisao.com có dòng Sáo chất lượng cao 

hoặc dùng Sáo trúc chuyên nghiệp.

Đặc biệt khi mua sáo, các bạn còn được tặng ngay một khóa học thổi sáo cơ bản dành cho người mới bắt đầu 

Chọn sáo trúc loại nào cho người mới tập

Sáo Trúc cho người mới tập. mới bắt đầu là loại sáo C5.

Sản phẩm tại Sáo Trúc Hoàng Anh được thiết kế riêng cho người mới tập, mới học sáo. cực kỳ dễ thổi, dễ bắt hơi. giá rẻ.

Ngoài ra các bạn còn được tặng :

+ Được tặng ngay khóa học thổi sáo cho người mới học trị giá 300k.
+ Được tặng ngay khóa học nhạc lý cơ bản trên sáo trúc trị giá 200k
Hoặc các bạn có thể chọn khóa học siêu tốc các bài hát nổi tiếng, nhạc trẻ, nhạc Hoa, Edm mới nhất trị giá 400k bao gồm Beat, Karaoke độc quyền, cảm âm độc quyền, kèm thêm khóa nhạc lý cơ bản.

Mua sáo trúc C5 hay tone nào cho người mới mới bắt đầu?

Các bạn nên mua cây sáo phổ thông nhất là sáo C5.
Đầu tiên có thể kể tới cây sáo tiêu chuẩn và thông dụng nhất, chính là cây sáo Đô hay còn gọi là sáo C5
Ở Việt Nam, khi phân định các loại sáo, chúng ta thường chơi nốt Đô trên sáo để xác định tone sáo, bằng cách bịt kín tất cả lỗ bấm.
Nếu âm được phát ra tương ứng với nốt Đô (C) trên piano thì ta gọi đó là sáo Đô.

Tại sao lại gọi là sáo C5?

Khi đo nốt Đô quãng 1 bằng phần mềm Tunner trên máy tính hoặc app trên điện thoại sẽ tương tương ứng với nốt C5.

 

Cách Chọn Sáo Trúc Cho Người Mới Tập Chi Tiết Nhất

Hướng dẫn chọn sáo trúc cho người mới hoặc cho các bạn biểu diễn chuyên nghiệp cần hội tụ đủ các yếu tố sau:

Chuẩn cao độ, chuẩn âm, harmonic bội âm không bị phô, nứa vừa già đủ, dễ luyến láy, dễ bắt hơi, lên quãng nhẹ, sử dụng được các loại kỹ thuật khó, cảm giác cầm sáo phải thoải mái, vừa vặn, lòng ống tròn vừa không quá méo là được, không quá to, không quá nhỏ, độ dày thành ống thì đối với mình tùy từng cây, không nên quá áp đặt, Việc thổi rung đầu ngón tay cũng tùy từng cây, có những cây mới làm đã được yếu tố này ngay từ đầu, có những cây sau một thời gian chơi sẽ vỡ tiếng và đều có độ rung ở đầu ngón tay.

sáo trúc
Cách chọn sáo trúc

Chọn Sáo Trúc Cho Người Mới Với 5 Tiêu Chí Hàng Đầu

Nhưng chung quy lại, thực ra chỉ cần 5 điều quan trọng chính sau đây.

  1. Chuẩn cao độ, chuẩn âm thanh
  2. Độ bắt hơi, và hợp môi
  3. Dễ lên quãng
  4. Độ già của nứa
  5. Hình thức

Chọn Sáo Chuẩn Âm Thanh, Chuẩn Cao Độ

Điều đầu tiên, và quan trọng nhất khi lựa chọn 1 cây sáo để đời. đó là cây sáo mình chọn phải chuẩn âm, chuẩn cao độ.

Vì sao mình đưa vấn đề này lên đầu và là quan trong nhất?

Vì cho dù nó chưa bắt hơi, hình thức có xấu hoặc nứa rất non đi chăng nữa nhưng chỉ cần một cây sáo chuẩn âm, chuẩn cao độ thì các bạn cũng thoải mái để mang đi biểu diễn được rồi.

Ngược lại cho dù hình thức cây sáo đó đẹp, nứa già, bắt hơi nhưng khi thổi lại chênh phô, không chuẩn âm thì đúng là chỉ làm cảnh, hoàn toàn không sử dụng được.

Một khi gặp được những cây sáo chênh phô, không chuẩn âm thì chúng ta rất khó có thể chỉnh lại.

Chưa kể những cây sáo nốt cao nốt thấp, chênh phô hàng loạt thì thôi tốt nhất nên dùng để ngắm, đừng cố sử dụng. Thổi có hay đến mấy thì người ngoài nghe vẫn như tra tấn các bạn ạ 😀

Tóm lại là mục tiêu hàng đầu khi chọn sáo, là phải bắt buộc chuẩn âm, chuẩn cao độ.

Để kiểm tra xem sáo chuẩn âm, chuẩn cao độ hay chưa, các bạn có thể xem thêm bài viết  

Sáo Chuẩn Âm Là Gì? Cách Kiểm Tra Sáo Chuẩn Âm Đúng Nhất

Cách Chọn Sáo Chuẩn Âm
Cách Chọn Sáo Chuẩn Âm

Chọn Sáo Bắt Hơi, Hợp Môi

Sau khi bạn kiếm được cây sáo chuẩn âm rồi, tiêu chí tiếp theo chúng ta cần để ý tới là cây sáo đó có có bắt hơi không, đã hợp với bạn chưa.

Thường nhiều bạn đến mua sáo, việc đầu tiên các bạn tới ngồi ngắm nghía tỉ mỉ xem ống nứa có già không, có tròn không, có đẹp không mà bỏ qua việc thổi thử trước.

Như vậy là không nên. Mình thường hướng dẫn các bạn chơi thử nhiều bài, chơi các bài tủ của mình, mỗi 1 cây chơi một đoạn nhỏ. 

Đối với những bạn chưa học sáo bao giờ, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thổi kêu, rồi sau đó mới chọn sáo cho phù hợp.

Sau đó thì mình sẽ biết được cây sáo nào hợp với bạn ý.

Có những cây sáo VIP siêu đẹp, nứa già tròn đều nhưng khi thổi mình thấy chưa hợp thì vẫn khuyên bạn đó không nên mua và chọn những cây sáo mình thấy hợp với bạn ý nhất.

Vậy hợp ở đây là gì?

Hợp ở đây là hợp môi, xem sáo có bắt hơi không, thổi không có tiếng xì, hoặc ít tiếng xì.

Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng, Cây sáo được làm ra để hướng tới người nghe, chứ không phải để xem. 

Một cây sáo được gọi là tốt chỉ khi nó hợp với người thổi. 

Có những cây nhìn hơi xấu 1 chút, hơi cong 1 chút, nứa Bắc nên rất nhiều vết xước, nhiều vân nhưng khi bạn đó cất tiếng thổi thì ngọt lịm.

Mình thường khuyên các bạn nên chọn cây đó luôn. Đừng lăn tăn gì nữa. 

Dù sáo có đẹp đến mấy, nứa già đến mấy mà khi thổi cảm thấy không có sự bắt hơi, thổi ra nhiều tiếng xì thì tốt nhất các bạn không nên mua mà nên chọn cây khác hợp với mình hơn.

Sáo Đô C5 Cho Người Mới Bắt Đầu
Sáo Đô C5 Cho Người Mới Bắt Đầu, người mới tập

 

Chọn Sáo Dễ Lên Quãng

Sau khi chọn được cây sáo vừa chuẩn âm, vừa bắt hơi rồi thì đã quá ngon rồi.

Nhưng như vậy là chưa đủ, khi chúng ta chơi một bản nhạc, muốn vừa thổi hay, vừa truyền cảm mà lại ít tốn hơi, không bị mệt  thì cần nhất một cây sáo dễ lên quãng, thổi nhẹ.

1 Phút dành cho quảng cáo : Các sáo dành cho người mới tập của Hocthoisao.com đều dễ lên quãng, chuẩn âm, thổi nhẹ và rất đẹp

 

Thường mình sẽ hướng dẫn các bạn thổi những bài mà có nhiều quãng 2, quãng 3.

Thứ nhất là nghe xem độ xì của tiếng sáo, thứ 2 là xem bạn đó lên quãng có thoải mái không, có bị mệt không.

Thổi một câu nhạc có được lâu không, có bị ngắt quãng không. 

Thổi thấy thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lên quãng được thì đúng là siêu phẩm rồi quất ngay.

Tuy nhiên thì mình nhận thấy nhiều bạn rất hay bỏ qua những cây sáo siêu phẩm như vậy.

Luôn chạy theo trào lưu về hình thức và độ già trước.

Có những bạn chọn tỉ mỉ xong , chọn theo sở thích, hình thức rất phê, già, dày , đầm.

Bỏ qua tất cả mọi thứ mình tư vấn thì y như rằng, 1 2 ngày sau lại quay lại đổi.

Vì sao, vì khi mang về thổi lại không thấy phê như con test ở chỗ mình, lúc đó chỉ ham đẹp, ham theo trào lưu. 

Nhiều bạn chỉ thích những cây sáo siêu già, gõ đôm đốp kêu lanh canh.

Vì vậy nên mình luôn nói trước với các bạn câu này.

Nếu em mua sáo để thổi thì nên lấy cây này.

Mua sáo để đọ sáo, để khoe sáo, chụp hình thì lấy cây này 🙂

Chọn Sáo Có Ống Nứa Già

Điều này là đương nhiên, nứa mình nhập về phải qua tiêu chuẩn mặc định, phải có độ già nhất định.

Cái này là luật bất thành văn, nên không cần phải bàn nhiều

Ống nứa già sẽ cho tiếng sáo ngọt hơn, vang hơn, đầm hơn. 

Ống nứa non sẽ cho tiếng sáo mỏng. 

Phân biệt nứa già nứa non thì rất dễ. 

Cầm đầm nặng tay là loại siêu già.

Cầm đầm vừa phải không nhẹ quá là được.

Nói chung chỉ cần cầm sáo lên thấy không quá nhẹ, quá mỏng, quá non là được

Nứa Bắc nhìn xanh xao, còn chưa hút hết nước thì tốt nhất không nên mua.

Thường các ống nứa bên mình làm sáo phải phơi nắng vài năm, cạn nước, khô cong khi đó làm sáo mới đủ tiêu chuẩn.

sáo nứa bắc già, có vân đẹp
sáo nứa bắc già, có vân đẹp

Ống già quá thì tiếng đanh, kêu to, cực đầm.

Nhưng mình không thích loại này. Loại này hợp với những bạn mang đi đọ sáo.

Những ống nứa siêu già + dày nữa thì mình ít dùng,

Nhưng nhiều bạn lại rất thích. Có thể là do sở thích.

Đối với những ống nứa như vậy phải trải qua nhiều năm, tiếng của nó sẽ vỡ, sẽ ngọt hơn, mềm hơn và giảm độ đanh.

Mình thường chọn những cây sáo không quá nặng, đầm vừa phải. Tiếng ngọt, chơi bài nào cũng hay, cũng hợp.

Cái này là do sở thích, không có tiêu chuẩn mặc định nào. Nhiều cây của mình chơi cũng rất nhẹ, sau nhiều năm chiến đầu thì tiếng của nó phải nói là tuyệt vời.

Chọn Sáo Hình Thức Đẹp

Như vậy là sau khi tìm được một cây sáo vừa chuẩn âm, bắt hơi, dễ lên quãng, ống nứa già là quá tuyệt vời rồi. 

Với mình như vậy là quá đủ, 

Nhưng giờ nó mà đẹp nữa thì còn gì bằng, hoàn hảo.

Hình thức ở đây là hình thức tổng thể. Bao gồm nhiều yếu tố khác nhau

  • Đẹp
  • Thẳng
  • Tròn
  • Ống không to quá, không nhỏ quá
  • Lỗ to vừa phải, nhưng không nên nhỏ
  • Vân sáo, hoặc không có vân, có vết xước hoặc không có vết xước tùy theo sở thích.

Hình thức ở đây thực tế nó cũng rất quan trọng.

Nếu ống to quá thì khó lên quãng. Ống nhỏ quá thì sẽ kêu nhỏ và ngược lại.

Ống to quá khó cầm, khó láy Re3, ống nhỏ dễ láy Re3,  hợp với các bạn nữ, bạn nhỏ tuổi, nhưng lại ít có độ đầm.

Nói chung cố gắng tìm cây vừa vặn, vừa phải, không quá to, quá nhỏ. Như mình thà chọn ống nhỏ 1 chút còn hơn ống to.

Những ống quá tó sẽ bị nhiều khuyết điểm , đặc biệt là chênh phô, khó lên quãng, khó láy.

Về lỗ sáo thì mình ưa thích lỗ to, tiếng sáo sẽ vang hơn, Lỗ nhỏ quá đối với mình tiếng rất bí

Mình ưa sáo lỗ hình tròn. Hồi nhỏ học thầy Triệu Tiến Vượng được thầy làm cho lỗ sáo hình tròn nên mê từ đó đến giờ. Cảm thấy hợp,

Dễ luyến láy, ít phô, nói chung là theo sở thích.

Mình cũng cố gắng thử những cây lỗ elip nhưng cảm thấy không hợp.

Về độ tròn và thẳng đối với mình chỉ là yếu tố phụ, vì ít ai họ để ý. Nhưng cũng không nên quá cong.

Về vân sáo, thì tùy theo sở thích các bạn, Nhiều bạn thích sáo đẹp trơn không vân, không xước, không tì vết.

Có những bạn thích sáo phải nhiều vết xước kiểu nhìn già dặn, sáo nhiều vân mới đẹp.

Màu sắc của sáo, có bạn thích đen xì, nâu, có bạn thích vàng, đỏ. Nhưng đối với mình thì dễ tính, chọn cây mà thấy hợp là quất hết

Nên mua sáo trúc loại nào
Sáo hình thức đẹp, lỗ tròn

Như vậy là chỉ cần chọn được cây sáo hội đủ 5 tiêu chí như trên thì thôi các bạn nên quất vội, mang ngay về nhà cất giữ cho kỹ.

Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ tìm được cho mình một cây sáo ưng ý, hoàn hảo, phù hợp với bản thân.

Nếu các bạn có nhu cầu mua sáo tốt , chuẩn âm, lại còn được tặng kèm khóa học, Beat , karaoke độc quyền của thầy Hoàng Anh thì mời các bạn xem tiếp

Bảng Giá Sáo Cho Người Mới Tập Tốt Nhất

Người Mới Tập Sáo Nên Mua Loại Nào Phù Hợp Nhất?

Chúng tôi giới thiệu cho bạn một số tone sáo cơ bản cho người mới bắt đầu phù hợp nhất, dễ nhất

Các tone cơ bản cho người mới tập bao gồm Đô C5, si giáng Bb4, la trầm A4, sol trầm G4, fa trầm F4

Sáo Đô C5 

7 Cách Chọn Sáo Trúc, Mua Sáo Cho Người Mới Tập

Sáo Đô C5 có thể chơi được tất cả các thể loại nhạc khác nhau, từ dễ đến khó. 

Bản nhạc kinh điển Anh Vẫn Hành Quân – Được viết cho sáo Đô C5

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Sáo Đô C5 Tai Bài Viết Sáo Đô C5 – 5 Điều Quan Trọng Lưu Ý Trước Khi Mua

Chọn Sáo Si Giáng Bb4  

Cây sáo Si Giáng Bb4 là sáo nên có sau cây C5, có thể nói Sáo si giáng Bb4 là cây sáo có thể chơi được nhiều thể loại.

Nhất là nhạc Trung Hoa (nhạc Hoa), nhạc Trẻ, nhạc Quê Hương trữ tình, nhạc Đỏ, nhạc Cách Mạng, nhạc Vàng…

Sáo Trúc Bb4 Si giáng thường : 

Hầu hết các bản nhạc VIệt Nam, nhạc Trẻ , nhạc quê hương, các tiểu phẩm, tác phẩm chuyên nghiệp chúng ta sẽ sử dụng cây sáo Bb4 si giáng thường này.

 

Sáo trúc Bb4 cho người mới bắt đầu
Sáo Si GIáng Bb4

 

Sáo Dizi Bb4 Si giáng: 

Ưu điểm của sáo Si giáng Bb4 Dizi Việt nứa Bắc tại Hocthoisao.com:
  • Dễ thổi hơn so với Dizi Trung Quốc
  • Dễ lên quãng
  • Thổi rất nhẹ
  • Điều hơi to nhỏ cực dễ
  • Hocthoisao.com thường làm màng rung bằng nilong nên…độ ổn định rất cao.

Bản nhạc Tây Du Ký | Tây Lương Nữ Quốc | Nữ Nhi Tình Được mình chơi trên cây sáo Dizi Việt Bb4 (màng rung Nilong)

 

Sáo Si Giáng Bb4 có thể chơi được tất cả các thể loại nhạc khác nhau, từ dễ đến khó.

Tìm hiểu kỹ hơn về Sáo Si giáng tạiSáo Si Giáng Bb4 Là Gì | 5 Điều Cần Phải Biết Về Sáo Bb4

Lựa chọn Sáo La Trầm A4 

Cây sáo La Trầm A4 có âm thanh trầm ấm, có thể nói Sáo La Trầm A4 là cây sáo có thể chơi được nhiều thể loại.

Nhất là nhạc Quê Hương trữ tình, nhạc Đỏ, nhạc Cách Mạng, nhạc Vàng, Nhạc Trẻ thì mình cũng rất hay sử dụng trên cây A4 và đặc biệt là A4 Dizi Việt.

Hầu hết các bản nhạc VIệt Nam, nhạc Trẻ , nhạc quê hương, các tiểu phẩm, tác phẩm chuyên nghiệp chúng ta sẽ sử dụng cây sáo A4 La Trầm thường này.

Sáo la trầm loại siêu đẹp
Sáo la trầm loại siêu đẹp

Bản nhạc Bạc Phận được chơi trên cây sáo La Trầm A4.

Sáo Dizi A4 La Trầm: 

Sáo Dizi A4 thường mình sẽ sử dụng cho các bài nhạc Hoa, nhạc Trung Quốc, nhạc Trẻ có phong cách lai Trung Hoa.

Ưu điểm của sáo La Trầm Dizi Việt nứa Bắc tại Hocthoisao.com:
  • Sáo dizi A4 tại hocthoisao.com, mình thường sử dụng màng rung là nilong, rất dễ tìm dễ điều chỉnh.

Thực ra lý do chính mà mình không sử dụng màng rung Trung Quốc bởi vì rất mất thời gian để căn chỉnh mỗi khi thổi.

Sợ nhất là đang biểu diễn chương trình quan trọng mà nó hỏng màng rung thì … xong film.

Vì vậy, màng rung nilong là sự lựa chọn an toàn nhất của mình. 

7 Cách Chọn Sáo Trúc, Mua Sáo Cho Người Mới Tập

Bản nhạc Cuộc Vui Cô Đơn | Lê Bảo Bình | Được mình chơi trên cây sáo Dizi Việt A4 (màng rung Nilong)

Sáo La Trầm A4 có thể chơi được tất cả các thể loại nhạc khác nhau, từ dễ đến khó.

Dưới đây là một số ví dụ về sáo La Trầm A4

Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về sáo A4 qua bài viết “Sáo La Trầm A4 | 5 Điều Quan Trọng Cần Phải Biết”

Chọn sáo trúc: Sáo Sol Trầm G4 

Giống như tên gọi của nó, Sáo Sol Trầm có âm thanh trầm ấm, phù hợp với nhiều bản nhạc buồn, tâm trạng.

Sáo Sol Trầm G4 chơi được nhiều thể loại.

Nhất là nhạc nhạc Quê Hương trữ tình, nhạc Đỏ, nhạc Cách Mạng, nhạc Vàng…

Ngoài ra sáo Sol Trầm cũng có thể chơi nhiều bài nhạc Phật Giáo, Nhạc Trẻ buồn tâm trạng …

Nếu bạn có một cây G4 thì việc xử lý tác phẩm sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với bạn chỉ có duy nhất một cây sáo Đô C5

Sáo G4 Sol Trầm thường

Hầu hết các bản nhạc VIệt Nam, nhạc Trẻ , nhạc quê hương, các tiểu phẩm, tác phẩm chuyên nghiệp chúng ta sẽ sử dụng cây sáo G4 Sol Trầm thường này.

Sáo Sol Trầm G4 cho người mới bắt đầu
Sáo Sol Trầm G4

Bản nhạc Em Gì Ơi được chơi trên cây sáo Sol Trầm G4.

 

Sáo Dizi G4 Sol Trầm: Dizi Trung Hoa Cao Cấp

Dizi Trung Hoa Cao Cấp - Dizi Dong Xuehua 8881
Dizi Trung Hoa Cao Cấp – Dizi Dong Xuehua 8881

Sáo Dizi G4 thường mình sẽ sử dụng cho các bài nhạc buồn, nhạc Phật Giáo, nhạc Hoa, nhạc Trung Quốc, 

Bản nhạc Bước Qua Đời Nhau | Lê Bảo Bình | Được mình chơi trên cây sáo Dizi Việt G4 (màng rung Nilong)

Sáo Sol Trầm G4 có thể chơi được tất cả các thể loại nhạc khác nhau, từ dễ đến khó.

Các bạn có thể xem kỹ hơn về Sáo Sol Trầm G4 qua bài viết : “Sáo Sol Trầm G4 Là Gì? 5 Điều Cần Phải Biết”

Lựa Chọn Sáo Fa Trầm F4

Một cây sáo cũng vô cùng hay nữa là sáo Fa trầm

sáo Fa Trầm F4 là một cây sáo có âm thanh rất trầm ấm, thường các bạn sẽ tháy mình chơi nó ở những bản nhạc buồn, sâu lắng.

Như bài Thần Thoại, Bài Khúc Hát Sông Quê

Cảm Âm Sáo Trúc Cho Người Mới Học Dễ Nhất