Học nhạc cụ nào phù hợp và dễ học nhất khi đi du học

Học nhạc cụ nào phù hợp và dễ học nhất khi đi du học
5/5 - (1 bình chọn)

Đi du học nên chọn nhạc cụ dân tộc hay nhạc cụ phương tây để dễ có học bổng?

Chắc chắn là nên học nhạc cụ dân tộc Việt Nam rồi các bạn. Bởi lẽ nhạc cụ dân tộc của chúng ta như Sáo Trúc, đàn Bầu, đàn Nhị, đàn Nguyệt hay đàn Tranh đều là những biểu tượng của âm nhạc truyền thống và văn hóa Việt Nam, đặc biệt và duy nhất chỉ có tại Việt Nam.  Và khi các bạn học nhạc cụ truyền thống sẽ làm tăng giá trị hồ sơ du học của bạn và tăng cơ hội nhận được học bổng du học.

Các bạn thử tưởng tượng giữa một ngôi trường có nhiều du học sinh trên khắp thế giới đến học thì việc chúng ta biết và sử dụng thành thạo nhạc cụ của chính quê hương mình sẽ rất độc đáo và là một lợi thế rất lớn.

Trong khi đó nhạc cụ phương Tây thì ai cũng biết, có rất nhiều người học và không có tính độc đáo, không mang được nét đặc sắc, đặc trưng của dân tộc vùng miền, của quê hương mình. 

Việc học nhạc cụ dân tộc ngày càng trở nên phổ biến như một cách để tăng cơ hội nhận được học bổng du học.

Học nhạc cụ nào để đi du học
Bé Huyền biểu diễn đàn Bầu nhạc cụ dân tộc Việt Nam với nhạc cụ Phương Tây

Vậy nên học nhạc cụ dân tộc nào phù hợp và dễ dàng nhất để được cộng điểm năng khiếu khi du học?

Khi hỏi về việc lựa chọn nhạc cụ nào để tăng cơ hội nhận được học bổng khi đi du học, ta sẽ dựa trên đam mê của bản thân và tính độc đáo của nhạc cụ. Có rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc và việc lựa chọn nhạc cụ sẽ phản ánh cá tính và tài năng của bạn. Tùy theo sở thích và khả năng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại như đàn Sáo trúc, Sáo Mèo, sáo Bầu, đàn Tranh, đàn Bầu, 

Ở trong nước, trong các ngôi trường chuyên nghiệp cho nhạc cụ dân tộc thì mình thấy Sáo Trúc là bộ môn có nhiều học sinh, sinh viên theo học nhất. Sau đó tới đàn Tranh, đàn Bầu và đàn Nhị.

Trước đây các bạn nam thường chọn Sáo trúc học rất nhiều, tuy nhiên xu hướng hiện nay lại cũng có rất nhiều bạn nữ xin học Sáo trúc. Bởi lẽ những bạn nữ thổi Sáo trước đây rất hiếm, nên chỉ cần bạn nữ nào đó biết thổi Sáo thì rất được nhiều người hâm mộ cũng như có được nhiều sự chú ý hơn so với các bạn nam.

Tiếp theo là đàn Tranh và Bầu, nơi mà chúng ta có thể gặp tới hơn 90% là các bạn nữ theo học. Bởi dáng ngồi khi chơi đàn Tranh và đàn Bầu tương đối đẹp và phù hợp hơn so với các bạn Nữ. Ngoài ra thì tiếng đàn Tranh và đàn Bầu cũng rất hay và mềm mại phù hợp với các bạn nữ hơn.

Nhạc cụ dân tộc để săn học bổng du học
Học Nhạc cụ dân tộc để săn học bổng du học

Vậy còn khi du học ở nước ngoài các bạn nên chọn nhạc cụ nào?

Khi nghĩ đến việc học một loại nhạc cụ để đi du học, có rất nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm sở thích bản thân, tính linh hoạt và dễ học. 

Đặc biệt là tính cơ động, việc mang đi mang lại các nơi, Tính nhỏ gọn và nhẹ nhàng và lại còn dễ học nữa thì theo mình các bạn nên học Sáo

Sáo Trúc là sự lựa chọn hoàn hảo. phù hợp với nhiều phong cách âm nhạc như dân ca, ca khúc cách mạng, ca khúc nhạc trẻ, nhạc đỏ, nhạc vàng, pop, rock jazz….

Ngoài Sáo trúc thì các nhạc cụ dân tộc khác thuộc bộ hơi như sáo Bầu hay sáo Mèo cũng dễ dàng học, dễ mang theo, nhỏ gọn nữa.

Bạn có thể dễ dàng bắt đầu học Sáo ngay cả khi bạn chưa biết gì về âm nhạc. 

Tóm lại khi chọn nhạc cụ để được cộng điểm năng khiếu, bạn nên lựa chọn nhạc cụ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là Sáo Trúc, Sáo Mèo và Sáo Bầu lựa chọn tốt nhất để đi du học trong những năm gần đây.

Phạm Ánh Linh Sáo Trúc
Học sáo trúc để săn học bổng du họ

Các loại Sáo dễ học nhất để được cộng điểm năng khiếu và dễ nhận học bổng khi du học?

Sáo Bầu.

Sáo Bầu cũng từ miền núi phía Bắc Việt Nam. và nhạc cụ này thường được làm từ quả bầu nên được gọi ở VN là sáo Bầu. Đây có thể nói là nhạc cụ dễ học nhất trong tất cả các loại nhạc cụ.

Sáo Bầu chỉ cần ngậm và thổi được ngay ra tiếng, phần miệng của quả bầu được sử dụng để thổi, và phần đuôi gắn với ống sáo. Âm thanh của sáo Bầu rất đặc biệt, nghe trong trẻo và mềm mại.

Sáo Bầu gồm nhiều loại được chia dựa trên âm vực nhiều tone như Bb, C, D, …, cũng đa dạng về chất liệu từ quả bầu thật, giả gỗ đến giả ngọc. Mỗi loại mang đến âm thanh độc đáo đặc biệt khác nhau. Tại Việt Nam, sáo Bầu thường xuất hiện trong các buổi văn nghệ, lễ hội, và biểu diễn chầu văn.

Giống với Sáo Mèo về âm sắc nhưng cách thổi khác nhau, Sáo Bầu thổi dọc và rất dễ thổi kêu làm cho quá trình học trở nên hấp dẫn hơn.

YouTube video

Sáo Mèo, Sáo H’Mông

Sáo Mèo hay còn gọi là Sáo H’Mông là một nhạc cụ của người H’Mông (H’Moob) của Việt Nam. Sáo Mèo thường rất dễ thổi kêu. Âm thanh của sáo Mèo rất hay, trầm ấm và bay bổng, cực kỳ dễ học và làm quen khi học.

Sáo Mèo Việt Nam phân biệt thành hai loại riêng là Mèo nam/ Mèo nữ. Để diễn tấu Sáo Mèo, người ta thường sử dụng kỹ thuật rung, đánh lưỡi, phi, nhấn hơi, vuốt và láy.

Nói chung Sáo Bầu và Sáo Mèo thường được coi là những loại Sáo dễ học và dễ thổi nhất. Chỉ việc ngậm và thổi giúp người học tập dễ dàng làm quen. Âm thanh của Sáo Bầu và Sáo Mèo thường nhẹ nhàng, dễ nghe và gần gũi với người mới học.

So với một số loại sáo khác như Sáo trúc, việc thổi sáo Bầu và Sáo Mèo không đòi hỏi quá nhiều lượng hơi. Điều này giúp người mới học có thể dễ dàng làm quen và kiểm soát lượng hơi cần thiết. Chỉ trong vòng 2 – 3 tuần đã có thể thành thạo các bài ca khúc và dân ca nổi tiếng.

YouTube video

Sáo Trúc, Sáo Ngang

Sáo trúc hay còn gọi là Sáo ngang là một trong những nhạc cụ dân tộc phổ biến và dễ học nhất ở Việt Nam. Thiết kế nhỏ gọn và đơn giản giúp người học dễ cầm và nhanh chóng làm quen với cách chơi, tạo ra được những giai điệu tuyệt vời.

Sáo trúc có âm sắc nhẹ nhàng, du dương, trữ tình và sâu lắng phù hợp mọi thể loại âm nhạc. Một lợi thế lớn nếu bạn muốn cộng điểm năng khiếu khi đi du học.

Chất liệu chủ yếu được sử dụng để làm Sáo ngang là trúc và nứa, mang lại không chỉ độ bền mà còn là chất âm đặc trưng cực hay của nhạc cụ truyền thống này.

Trái ngược với sáo Mèo và sáo Bầu, âm thanh của sáo trúc không phải là kết quả từ lam đồng mà chủ yếu từ chính môi của người thổi. Tuy nhiên, điều này lại tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt của Sáo Trúc.

So với hai loại sáo Bầu, Sáo Mèo thì thì Sáo Trúc sẽ khó học hơn một chút, ở cách âm thanh được tạo ra, chủ đạo bởi môi của người thổi.

Trong quá trình thổi Sáo trúc, người chơi phải kiểm soát lượng hơi một cách chính xác để tạo ra âm thanh ổn định và chuẩn nốt. So với Sáo Bầu và Sáo Mèo, Sáo Trúc đòi hỏi sự kiên trì hơn.  Tuy nhiên, với sự hướng dẫn đúng đắn từ những người có kinh nghiệm, quá trình học Sáo trúc có thể được rút ngắn và dễ dàng hơn.

YouTube video
YouTube video
YouTube video

Khóa Học Sáo Trúc, Sáo Bầu, Sáo Mèo tại hocthoisao.vn do chính nghệ sĩ ưu tú, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh giảng dạy

học sáo trúc online
Nsứt Sáo Trúc Hoàng Anh

Chọn Sáo phù hợp để học: 

Các bạn sẽ tới trung tâm để làm quen với các loại Sáo như sáo Bầu, sáo Mèo hoặc Sáo ngang (Sáo trúc) để xem nhạc cụ nào phù hợp với bạn nhất.

Do khả năng của từng bạn khác nhau, và đặc biệt là lịch trình học của các bạn khác nhau nên Thầy sẽ lựa chọn loại Sáo cho các bạn học được dễ dàng nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng và lộ trình học của bạn.

Lộ Trình Học:

Tùy thuộc vào nhạc cụ các bạn chọn, như sáo Bầu, Sáo Mèo, Sáo Ngang sẽ có lộ trình học khác nhau.

Ví dụ lộ trình học Sáo Bầu thường gồm 8 buổi. Thường học 1 tuần 1 buổi. Sau 1,2 tháng các bạn sẽ đủ khả năng chơi được một vài bản sáo Bầu.

Hay Sáo Mèo thì cần tầm 8 đến 12 buổi để chơi được vài bản nhạc nhạc và để quay clip phục vụ apply cộng điểm.

Sáo Trúc thì sẽ mất 1, 2 tuần đầu làm quen cách thổi, tuy nhiên khi quen được rồi thì các bạn sẽ dễ dàng chơi được tất cả các bản nhạc từ dân ca, pop rock, nhạc ca trẻ vvv 

Thời gian học Sáo Trúc ( Sáo Ngang ) phụ thuộc vào khả năng của từng bạn, có bạn thì 1,2 tháng có bạn khoảng 3,4 tháng sẽ quay được Video Clip.

Nếu có thời gian thì các bạn nên học Sáo trúc, vì Sáo trúc cơ động, chơi được nhiều thể loại nhạc. và nếu học được Sáo trúc rồi thì các bạn sẽ dễ dàng thổi được cả sáo Bầu và Sáo Mèo.

Yên tâm là các bạn sẽ được học với giảng viên có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, ngôi trường chuyên nghiệp số 1 của Việt Nam

Học Phí và Dịch vụ quay video clip âm nhạc vào hồ sơ năng khiếu xét tuyển học bổng

Học phí học 1 vs 1 trực tiếp với thầy Hoàng Anh tại trung tâm là 500k / 1 buổi / 1 giờ. 

Thông thường các bạn sẽ học 1 buổi / 1 tuần. Như vậy 1 tháng học khoảng 4 buổi. Học phí sẽ ở mức 2 triệu / 1 tháng

Sau khi học xong 1 hoặc 2 bản nhạc, nếu các bạn có nhu cầu sẽ được Thầy quay video clip để apply video năng khiếu cộng điểm

Phí Dịch vụ thu âm, mixing và quay video, dựng video trong phòng thu là 4 triệu / 1 Video.

Nếu bạn nào chỉ thu âm + mix là 2,5 triệu / 1 bài nhạc

Lưu ý phí trên chỉ dành cho các bạn đang học theo Thầy. Thầy không nhận dịch vụ ngoài.

Liên hệ thầy trung tâm thầy Hoàng Anh : 0923228886 ( cô Tuyết Nhung – Giáo vụ ) để được xếp lớp.

Các bạn có thể tự mua sáo trúc tại đây để được tặng ngay khóa học cơ bản cho người mới bắt đầu

 

Phone: +84926816668
183 Đặng Tiến Đông, Hà Nội, Việt Nam
DMCA.com Protection Status
Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam