TOP 15 Nghệ Sĩ Sáo Trúc Việt Nam Nổi Tiếng Nhất.
Hôm nay Hocthoisao.com xin được trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những nghệ sĩ sáo trúc Việt Nam nổi tiếng nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới
Nghệ sĩ Nhân Dân Đinh Thìn
Với sáo trúc Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc tới cụ Đinh Thìn.
Theo WIKIPEDIA Nghệ sĩ nhân dân Đinh Thìn (1940–2000), Ông được toàn dân biết đến với cây sáo trúc, ông từng giới thiệu sáo trúc Việt Nam tới hơn 30 quốc gia trên thế giới
Các tác phẩm của ông sáng tác được lưu lại tới ngày nay đều là những tác phẩm kinh điển của ngành nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Có thể kể tới như bài Trăng Sáng Quê Ta, Trên Đường Chiến Thắng. Tiếng Gọi Mùa Xuân, Hẹn Hò…
Ông sinh năm 1940, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông ngoại của ông từng là đội trưởng đội bát âm của làng. Chịu ảnh hưởng này, từ năm 10 tuổi, ông đã biết thổi sáo.
Năm 1954, ông được tuyển vào Đoàn nghệ thuật Liên khu IV do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương làm trưởng đoàn và được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương phát hiện tài năng dù ngoại hình của ông có phần thất lợi với nước da đen, đầu tóc dính đầy bùn với cái sẹo to, mặt lấm tấm mụn, với quan điểm: “Ta chọn kỹ năng chứ không chọn hình thức”.
Khi tham gia đoàn chèo Trung ương, ông may mắn được cụ Ngô Văn Ly truyền nghề. Ông biểu diễn được rất nhiều loai nhạc cụ như sáo trúc, đàn bầu, đàn nguyệt. Đặc biệt, nghệ thuật trình diễn sáo trúc của ông được xem như vẽ nên bao bức tranh quê hương Việt Nam đậm nét khắc sâu trong lòng hàng triệu công chúng âm nhạc ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ông tham gia biểu diễn ở 30 nước trên thế giới; với sự trình diễn điêu luyện, tinh tế và đầy sức thuyết phục, đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị trí của sáo trúc Việt Nam.
Năm 1981, ông đạt Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc với phần biểu diễn Nhớ về nam (Lý hoài nam).
Nhiều sáng tác của ông cho đến nay vẫn được Đài tiếng nói Việt Nam phát lại, có một số bài được đặt làm nhạc hiệu chương trình như bài Trăng sáng quê tôi.
Do những đóng góp cho nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân.
Ông mất ngày 8 tháng 5 năm 2000.
Loại Sáo Nào Thổi Hay Nhất? Loại Sáo Nào Dễ Thổi Nhất
Nghệ Sĩ Ưu Tú Ngọc Phan
Tên khai sinh của Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Phan là Nguyễn Ngọc Phan. Ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1938, nguyên quán Kiến An, Hải Phòng.
Năm 1956, ông trúng tuyển vào khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 1959, ông ra trường và được ba đơn vị tuyển về, đó là Tổng cục Chính trị, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đoàn Ca múa Trung ương, cuối cùng ông đã quyết định làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông gắn bó với Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu năm 1991.
Bằng những kinh nghiệm biểu diễn Sáo Trúc lâu năm, cộng với niềm đam mê sáng tác, NSƯT Ngọc Phan đã say sưa sáng tác và cho ra đời những tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc biểu diễn được giới chuyên môn cũng như công chúng đánh giá cao, trong đó đặc biệt là những sáng tác cho độc tấu Sáo Trúc đã trở thành những tác phẩm không thế thiếu trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật cũng như trong giáo trình giảng dạy bộ nhạc cụ này tại các cơ sở đào tạo âm nhạc, nghệ thuật. Phải kể đến các tác phẩm như: “Nhớ về Nam” (sáng tác chung với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), “Ngày hội non sông” (sáng tác chung với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), “Mùa xuân biên phòng”, “Tiếng sáo bản Mèo”…
Tìm Hiểu Về Sáo Trúc Và 2 Loại Sáo Trúc | 5 Tone Cơ Bản
Nghễ Sĩ Ưu Tú Hồng Thái
Nghệ sĩ ưu tú Hồng Thái (Nguyễn Hồng Thái) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1941, quê ở Thái Hòa, Thái Thụy, Thái Bình. Nguyên Chủ nhiệm Khoa Nhạc cụ cổ truyền Nhạc viện Hà Nội. Đã nghỉ hưu.
Sau khi tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (1964), ông là cán bộ giảng dạy Nhạc cụ dân tộc Nhạc viện Hà Nội. Ông đã tham gia biểu diễn ở nhiều nước như Liên Xô cũ, Anbani, Cộng hòa Dân chủ Đức, Italia, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Lào…
Ở trong nước, ông đoạt được nhiều Huy chương Vàng trong các Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc với các tiết mục
Tiếng sáo trên nương
(độc tấu sáo trúc và dàn nhạc),
Giai điệu quê hương, Sắc hoa bốn mùa
(hòa tấu nhạc cụ dân tộc)… Hồng Thái có một số tác phẩm nhạc không lời viết cho nhạc cụ dân tộc được sử dụng giảng dạy, biểu diễn và xuất bản. Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Với những đóng góp trong sáng tác, biểu diễn và giảng dạy, Nghệ sĩ Hồng Thái đã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, cùng nhiều bằng, giấy khen khác.
Đêm nhạc tôn vinh các tác phẩm của nghệ sĩ ưu tú Hồng Thái
Nên Mua Sáo Trúc Loại Nào? Mua Sáo Tone Gì Phù Hợp Nhất?
Nghệ Sĩ Sáo Trúc Nguyễn Đình Nghĩa
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa sinh năm 5/10/1940. Thuở nhỏ học trường Lycée Yersin Dalat, và là môn đồ Thiếu Lâm, lò ông Tư Cụng, lực sĩ điền kinh Á Châu thập niên 60 về môn nhảy cao, nhảy sào và đánh võ đài. Mặc dù được học trường Tây, ông yêu nhạc Việt Nam từ nhỏ, biết đến sáo từ một nghệ nhân người Tàu. Năm 1958-1960 đã nổi tiếng và mệnh danh là Tiếng Sáo Thần. Ông chuyên sử dụng động tiêu, sáo trúc, đàn bầu, đàn tranh, đàn T’rưng.
– Dạy trường Quốc Gia Âm Nhạc và môn Quốc Nhạc trường Đại Học Vạn Hạnh
– Hoạt động trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và phụ trách nhiều chương trình thơ nhạc của các đài phát thanh Saigon
– Đại diện phái đoàn âm nhạc Việt Nam trình diễn tại các nước Á Châu và Âu Châu : Singapore năm 1964, Thailand năm 1966, và trình diễn tại Kulalam (Malaysia), 1969 trình diễn vòng quanh Pháp : Toulouse, Nice, Marseille, Bordeau, Pesencon, Lille, và Sweaden (Suisse). 1972 tại Phillipines, tại Cambodia, 1973 được Quốc Vương Lào mời trình diễn tại That Luong
Ông được mệnh danh là Sáo thần
Cách Chọn Sáo Trúc Cho Người Mới Tập, Mua Sáo Cho Người Mới Bắt Đầu
Nghệ Sĩ Nhân Dân Đỗ Lộc
Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đỗ Lộc sinh ra trong một gia đình “ngoại đạo” với nghệ thuật. Cha ông là thợ chạm bạc ở làng Hồng Xâm thuộc huyện Kiến Xương (Thái Bình). Năm 3 tuổi ông đã biết lấy vỏ cơi trầu của mẹ gảy vào ống điếu của cha làm đàn kìm hát, 9 tuổi biết thổi sáo, 14 tuổi trúng tuyển vào lớp Trung cấp trường m nhạc Việt Nam – môn sáo trúc, 18 tuổi đã là giảng viên sáo trúc (tốt nghiệp loại giỏi nên được giữ lại trường), và 45 tuổi (năm 1993) đã là NSND. Nhìn vào “hành trình siêu tốc” khi đến với âm nhạc dân tộc này, ít ai ngờ rằng nghệ sĩ Đỗ Lộc lại chẳng có chút gien nghệ thuật nào từ gia đình, bởi dòng họ ông ngày xưa nổi tiếng với nghề chạm bạc ở Thái Bình.
Hơn nửa thế kỷ gắn đời mình cho nghệ thuật dân tộc, NSND Đỗ Lộc đã phần nào mãn nguyện vì những thành tích mà mình có được. Chỉ có điều, thời hoàng kim của sáo đã lùi xa. Trầm ngâm, suy tư, NSND Đỗ Lộc tâm sự: “Cái gì cũng có từng thời của nó, xã hội ngày nay tiên tiến rồi, người ta chạy theo xu thế này xu thế nọ. Cho dù tiếng sáo không còn vang lừng như ngày xưa thì nó vẫn không bao giờ chết. Bởi nó là linh hồn và bản sắc của một dân tộc. Bây giờ, mỗi dịp đi biểu diễn, khi tôi cất tiếng sáo lên vẫn là sự sâu lắng, ngọt ngào tràn đầy cảm xúc”.
Nghệ Sĩ Ưu Tú Lê Phổ
NSƯT Lê Văn Phổ sinh ngày 13 tháng 6 năm 1953, quê ở Hà Tĩnh, trú quán tại Đống Đa, Hà Nội. Hiện là giảng viên Đại học ngành Sáo trúc, Khoa Âm nhạc truyền thống Nhạc viện Hà Nội.
Nsưt Lê Văn Phổ học Trung cấp Âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (1967-1971), sau đó ông học tiếp lên Đại học và làm giảng viên ngành Sáo trúc, Khoa Âm nhạc truyền thống Nhạc viện Hà Nội từ năm 1981. Từ đó đến nay, ông đã giảng dạy liên tục các khóa chính quy, đào tạo nhiều sinh viên trở thành nghệ sĩ, nhạc công, giáo viên chủ chốt của các trường văn hóa – nghệ thuật và các đoàn nghệ thuật.
Ngoài ra, ông thường xuyên biểu diễn độc tấu, hòa tấu các chương trình trong nước và quốc tế cũng như viết một số tác phẩm cho Sáo trúc, viết báo cáo ngành, biên soạn giáo trình sơ cấp, trung cấp, đại học cho chuyên ngành Sáo trúc sử dụng tại Nhạc viện Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác.
Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2006.
Nghệ Sĩ Ưu Tú Đức Liên
Nghệ sĩ Ưu tú Đỗ Đức Liên (Đức Liên) sinh ngày 20 tháng 3 năm 1956, quê ở Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, hiện công tác tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.
Từ năm 1973 đến 1990, Đức Liên công tác tại Đoàn Nghệ thuật Quân khu 2, làm Đội trưởng Đội Nhạc, nghệ sĩ độc tấu nhạc cụ dân tộc của Đoàn, đến năm 1990 chuyển về công tác tại Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam. Trong thời gian này, ông tiếp tục học và tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1999.
Ông là nghệ sĩ biểu diễn sáo dân tộc, luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, không ngừng nâng cao về trình độ biểu diễn, đạt tới trình độ điêu luyện, tinh tế, có sức truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. Không những vậy, ông còn có nhiều đóng góp vào việc cải tiến nhạc cụ, làm cho tính năng và sức biểu hiện ngày càng phong phú, đa dạng. Cùng với biểu diễn đạt được những kết quả đáng trân trọng trong và ngoài nước, ông còn viết ca khúc, và có trên 20 tác phẩm khí nhạc độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, đồng thời còn dàn dựng nhiều tiết mục biểu diễn cho nhà hát và các đoàn nghệ thuật các tỉnh, thành phố.
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001, hai Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tặng Giải Nhì năm 2000 với tác phẩm Hòa tấu dàn sáo dân tộc, Hội xuân Tây Bắc, một Huy chương Vàng Liên hoan quốc tế Bình Nhưỡng (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) năm 1989, 4 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc trong các kỳ hội diễn trong nước.
Nghệ Sĩ Ưu Tú Triệu Tiến Vượng
Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm 1959, quê ở Hoài Đức, Hà Tây, hiện đang giảng dạy bộ môn Sáo trúc tại Nhạc viện Hà Nội, cư trú tại Khu tập thể Nhạc viện Hà Nội.
Là người được đào tạo có bài bản theo các hệ chính quy Sơ cấp, Trung cấp và Đại học bộ môn Sáo trúc thuộc Khoa Nhạc cụ truyền thống Nhạc viện Hà Nội, ông tham gia giảng dạy rất sớm, từ trước khi tốt nghiệp Đại học năm 1982. Trong thời gian còn học tập và cả khi đã nhận công tác giảng dạy, ông tham gia nhiều chương trình biểu diễn trong nước và cả ở nước ngoài, tham gia các Liên hoan âm nhạc, Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, được đánh giá cao về kỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn của cây sáo dân tộc.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy và công tác biểu diễn, ông còn sáng tác một số tác phẩm cho nhạc cụ này và cho cả sáo Mông, tiêu biểu như:
Quê mới, Cánh chim tự do, Hương quê Vũ khúc người đi săn, Xuân về bản Mèo
Ông cũng tham gia nhiều hoạt động đối ngoại về âm nhạc và giao lưu quốc tế.
Ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997, được tặng thưởng nhiều huy chương, kỷ niệm chương và bằng khen về các hoạt động âm nhạc.
Nghệ Sĩ Ưu Tú Đinh Linh
Nghệ sĩ ưu tú Đinh Linh sinh năm 1965, ông sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc – Cha là NSND Đinh Thìn
Với niềm đam mê nghệ thuật và tài năng sẵn có, Đinh Linh đã mang đến cho khán giả những bản nhạc tuyệt vời với tiếng sáo trúc réo rắt. Không những thế ông còn đạt được những thành tích đáng nể trong nền âm nhạc Việt Nam như: Giải B độc tấu sáo trúc tại liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Hà Nội (năm 1983). Huy chương vàng độc tấu sáo trúc tại liên hoan biễu diễn nhạc cụ dân tộc toàn quốc (năm 1988). Giải nhì độc tấu sáo trúc tại cuộc thi biễu diễn nhạc cụ dân tộc tại Hà Nội (năm 1998). Huy chương vàng – độc tấu sáo trúc tại liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh (năm 2005)
Đặc biệt năm 2007 ông đã được phong tặng nghệ sỹ Ưu tú.
Nghệ Sĩ Sáo Trúc Khánh Tường
Nhạc sĩ- nghệ sĩ sáo trúc chuyên nghiệp Trần Khánh Tường đã tốt nghiệp cử nhân xuất sắc ngành biểu diễn âm nhạc tại Nhạc viện TP Sài Gòn. Khánh Tường tham gia cố vấn các ca khúc mang tính dân ca hiện đại cho mục sư Cao Hữu Trí và các chương trình thánh nhạc quê hương cũng như các chương trình thu âm ở Psalm!Music. Ngoài ra Khánh Tường cũng là khuôn mặt khá quen thuộc trong làng ca nhạc quê hương. Là một nghệ sĩ nổi tiếng trong cộng đồng cơ đốc lẫn nền âm nhạc dân tộc trong nước
Nghệ Sĩ Ưu Tú Thanh Hương
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Thị Thanh Hương quê tại Hà Nội, Trưởng nhóm nhạc nổi tiếng Cỏ Lạ,
Thạc sĩ, Giảng viên bộ môn: Sáo trúc Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội với thâm niên giảng dạy 20 năm
Huy chương vàng : Hội diễn ca múa nhạc dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1992
Giải tài năng trẻ cấp trường
Nghệ Sĩ Ưu Tú Ngọc Anh
Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Anh sinh năm 1982, Nếu nhìn qua “lý lịch trích ngang” thì thấy Ngọc Anh theo âm nhạc cũng là điều dễ hiểu, bởi ông nội anh tuy không được học hành về âm nhạc bài bản nhưng đã chơi được 5 loại nhạc cụ dân tộc, cha anh là NSƯT Ngọc Khánh, từng công tác tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, người được biết đến với biệt danh “Khánh kèn”. Ngày còn nhỏ, tiếng kèn, tiếng sáo của ông và cha đã ngấm vào máu anh từ lúc nào không hay. Hồi ấy, khi gia đình còn sống ở quê nhà thôn Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vào những buổi chiều không phải đi học, anh lại cùng lũ bạn ra bờ đê chăn trâu rồi vút lên những điệu sáo du dương đến quên cả giờ về.
Là một trong những nghệ sĩ nhận danh hiệu NSƯT trẻ nhất thời điểm năm 2019 (lúc ấy anh mới 37 tuổi) nhưng giới chuyên môn cho rằng đó là “phần thưởng” xứng đáng cho sự lao động miệt mài trong suốt 15 năm công tác của anh. Anh bảo, nhận danh hiệu hay không không quá quan trọng, bởi đã là người nghệ sĩ thì phải biết “cháy” hết mình với nghệ thuật, mọi thứ khác nên để bên ngoài.
Nghệ Sĩ Ưu Tú Hoàng Anh
Nguyễn Hoàng Anh sinh ra trong một gia đình có truyền thống thơ ca và âm nhạc, tốt nghiệp đại học xuất sắc chuyên ngành sáo trúc và đàn bầu tại Nhạc Viện Hà Nội năm 2005, Bảo vệ xuất sắc luận văn Thạc sĩ chuyên ngành “phương pháp giảng dậy chuyên ngành âm nhạc” hiện anh là giảng viên chuyên ngành sáo trúc– Khoa Nhạc cụ Truyền thống- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nhờ sự say mê, sáng tạo mà nghệ sĩ trẻ Nguyễn Hoàng Anh đã gặt hái được những thành tích đáng ghi nhận trong những năm vừa qua. Đó là, mới 10 tuổi Nguyễn Hoàng Anh đạt giải A1 cuộc thi “Chúng em đàn và hát dân ca” do Cung văn hóa Thiếu nhi Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội tổ chức; Bằng khen và suất học bổng tài năng trẻ của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 1993; Giải đặc biệt Nhạc Viện Hà Nội tại cuộc thi “Độc tấu và hoà tấu nhạc cụ truyền thống lần thứ nhất” do Cục biểu diễn nghệ thuật tổ chức năm 1998, tại cuộc thi này Hoàng Anh cũng giành được giải nhì sáo trúc (cuộc thi không có giải nhất cho sáo trúc); Giải nhất Sáo Trúc tại cuộc thi “Độc tấu và hoà tấu nhạc cụ Truyền Thống lần thứ Hai” do Cục biểu diễn nghệ thuật tổ chức năm 2003; Huy chương vàng liên hoan âm nhạc thế giới tại Bình Nhưỡng 2005.
Đặc biệt, anh được Viện Âm nhạc, Bộ Văn hoá – Thông tin cử đi tham gia dàn nhạc “Tài năng trẻ thế giới” tại Na Uy năm 2004 và tại Việt Nam 2005. Năm 1992 (9 tuổi) tham gia liên hoan âm nhạc thiếu nhi quốc tế tại Nhật Bản, năm 1993 tại Trung Quốc và liên tiếp trong thời gian còn là học sinh, sinh viên Nhạc viện Quốc gia, anh đã tham gia liên hoan âm nhạc quốc tế và biểu diễn nghệ thuật trên 20 nước với hơn 40 chuyến lưu diễn tại Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên, Ấn Độ, Ca na đa…
Năm 2019 anh được Chủ Tịch Nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Còn rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nữa, mai mình sẽ viết tiếp,
Tuy nhiên hôm nay chỉ viết tới đây thôi, chúc các quý vị đọc giả vui vẻ, hạnh phúc.